Manredcafe
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Manredcafe

Football_Game_Music_IT
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Manchester United _ Bạn là ai không quan trọng, cách bạn nhìn nhận thất bại sẽ quyết định xem bạn còn cách thành công bao xa. Rất nhiều lần tôi đã nản chí, muốn bỏ cuộc nhưng tôi luôn cố gắng và tôi hiểu rằng: "Thành Công luôn đến gần với những con người có chí". Tôi không muốn đề cao bản thân cũng không bảo các bạn phải noi gương tôi nhưng các bạn cũng hãy ghi nhớ một điều "Con đường vươn tới thành công thực sự trắc trở như leo lên đỉnh Everest và chính vì vậy, nó không dành cho những kẻ tầm thường". Chúng ta là những con người bình thường, nhưng chúng ta khác những con người tầm thường ở chỗ chúng ta mong muốn trở thành những người vĩ đại, và chỉ cần chúng ta kiên trì hành động để hiện thực hoá ước mơ thì một ngày nào đó tất cả chúng ta đều sẽ thành công !
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum


 

 Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán:

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Admin


Virgo Horse
Tổng số bài gửi : 326
Points : 613
Reputation : 2
Join date : 25/04/2010
Age : 33
Đến từ : DH SPKT TPHCM

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán:   Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Icon_minitimeThu Apr 29, 2010 4:20 am

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Linh cảm của Soros


Sinh trưởng ở Hungary, mang dòng máu Do Thái và là con của một tù binh chiến tranh, George Soros chạy sang Anh lánh nạn phát xít và vào học tại Học viện Kinh tế London.

Sau khi tốt nghiệp, Soros xin được một việc làm trong khu tài chính London, kiếm được 5000 USD rồi sang New York.

Vào lúc đó, nhà đầu tư Mỹ ít chú ý đến thị trường châu Âu, trong khi Soros biết rõ về nó. Ông thấy rằng hãng bảo hiểm Allianz của Đức có giá trị hơn nhiều so với mức mọi người nghĩ. Ông viết một bản kiến nghị mua. Hai khách hàng của công ty môi giới nơi ông làm việc ở Wall Street tỏ ý quan tâm.

Tuy vậy, ban giám đốc của Allianz nổi giận vì bản kiến nghị của Soros như chứng tỏ rằng họ chẳng đánh giá đúng được giá trị tài sản riêng của mình. Họ viết một lá thư dài phản bác lại nhận định của Soros, nhưng rốt cuộc Soros đúng. Khách hàng của ông mua cổ phiếu của Allianz và thu lợi lớn.

Chiến thắng này làm tiếng tăm của Soros nổi lên. Ông thành lập quỹ đầu tư của mình năm 1969, nhưng sau khi đã trở nên giàu có, ông lại tập trung vào việc gây quỹ ở Hungary cho các mục tiêu dân chủ và xã hội.

Khi nghiên cứu tư tưởng của Soros, cần nhớ Soros là một người sống sót trong bàn tay của phát xít và là con của một tù binh. Vì vậy, Soros dường như mạo hiểm hơn Warren Buffett. Không phải ngẫu nhiên mà Soros sẵn sàng đánh bạc, lăn vào các cơn xáo động, “giết” đối thủ, và rút lui. Phương châm đối mặt với rủi ro cao này cũng có nghĩa là Soros từng bị thua lỗ lớn nhiều. Điều này trái ngược với phương châm của Buffett là giảm thiểu thua lỗ về vốn.

Chiến lược của Soros cũng phản ánh các ý tưởng tâm lý học và xã hội học của nơi ông tốt nghiệp, Học viện Kinh tế London. Ông cho rằng điều trọng yếu là không đánh giá giá trị của cổ phiếu hay hàng hóa, mà đánh giá các quan niệm về một tài sản và nhận ra được thời điểm khi tài sản đó và các quan niệm thay đổi.

Ông cũng cho rằng thị trường giúp định hình giá trị và quan niệm. Giá trị không phải là một cái gì đó mà một kế toán viên lành nghề trong một công ty có thể xác định được, mà là một thực thể thay đổi, linh động hơn nhiều.

Tóm tắt lại tư tưởng của mình, Soros tin rằng có 6 giai đoạn trong quá trình phát triển của một trạng thái đầu tư.

Giai đoạn thứ nhất là một xu hướng chưa được nhận ra trên thị trường.

Giai đoạn hai là khi xu hướng trở nên rõ nét hơn. Sự sụt giá mạnh của American Express năm 1982 từ 62 USD xuống 35 USD là một ví dụ điển hình của chuyện này. Thị trường trong trạng thái lo sợ làm trầm trọng thêm xu hướng giảm giá.

Giai đoạn thứ ba là một cái test (phép thử) thành công trên thị trường. Đó có thể là một sự kiện tương tự đã xảy ra trước, với kết cục khẳng định thêm xu hướng quan sát được.

Giai đoạn thứ tư là sự phân hóa ngày càng lớn giữa thực tại và quan niệm. Ví dụ, với những người đã chót “ôm” cổ phiếu đang có chiều hướng mất giá, họ thường tự trấn an bằng cách tìm kiếm những thông tin để củng cố quan niệm của mình (rằng cổ phiếu đang giữ sẽ lên giá).

Cao trào là giai đoạn thứ năm, ví dụ, là những ngày “đen tối” - xảy ra hoảng loạn với cao trào bán tháo trên thị trường, và là thời cơ vàng của những nhà đầu cơ tấn công thị trường như Soros trong cuộc khủng hoảng tỷ giá bảng Anh năm 1992.

Giai đoạn cuối cùng được Soros gọi là “hình phản chiếu ngược qua gương”, khi mà xu hướng thị trường quay ngược trở lại và giá cả phục hồi.

Như vậy, trung tâm trong nguyên tắc của Soros là sự khác biệt giữa hình ảnh và thực tại. Sự khác biệt lớn giữa Soros và Buffett là ở chỗ Buffett, theo đúng nguyên tắc của Graham trước đây 40 năm, tính toán - hay vẫn nói rằng ông tính toán - trên cơ sở các giá trị ẩn tàng của các tài sản, còn Soros thì đúng hơn là một nhà buôn bằng trực quan, linh cảm.


Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: Lạnh lùng như Buffet

Bài gửi by namtommy on Mon Aug 10, 2009 4:59 pm
Warren Buffett sinh năm 1931 ở một thị trấn nhỏ tên là Ohama. Gia đình ông có mối quan tâm lớn đến thị trường chứng khoán.

Ông học được bài học lớn đầu tiên về đầu tư chứng khoán vào năm 11 tuổi khi “gà” cho người chị của mình đầu tư toàn bộ “tài sản” riêng (100 đôla) mua 3 cổ phiếu (với giá 38 đôla/cổ phiếu) của một công ty nhỏ. Giá cổ phiếu công ty này sau đó tụt giảm mạnh và người chị đã rất lo sợ, muốn bán ngay để gỡ gạc lại chút vốn còm, trong nỗi ân hận nghe lời đứa trẻ xui dại.

May thay, giá cổ phiếu đó đã tăng trở lại và cậu bé đã vội bán với giá 40 đôla/cổ phiếu, thu lãi được chút đỉnh cho người chị sau khi trừ phí giao dịch. Điều làm ông bực mình nhất là giá cổ phiếu đó còn tăng lên đến 100 đôla sau một thời gian ngắn. Đứa trẻ Buffett đã phải chịu thua áp lực của khách hàng, nhưng cậu ta cũng học được một bài học có giá trị từ đây.

Khi đã thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, Buffett hiếm khi nói cho khách hàng biết ông đang làm gì với tiền của họ bởi vì điều này chỉ làm họ lo lắng thêm - và chỉ ngăn cản ông đưa ra những quyết định lạnh lùng, tỉnh táo để tăng thêm lợi nhuận cho họ.

Ở tuổi thanh niên, đang học tại Đại học Pennsylvania, Buffett đã tích góp đủ tiền để đầu tư mua đất tại Nebraska. Tư tưởng thích kiếm tiền từ thuở bé đã làm ông không dừng ở đây. Ông đã liên hệ để trao đổi ý tưởng với và xin làm việc cho Benjamin Graham, lúc đó đang điều hành một doanh nghiệp đầu tư 4 người, có lẽ là “tiệm đầu tư” đầu tiên cho đến lúc đó.

Graham là người khởi xướng cho khái niệm tìm kiếm các giá trị ẩn tàng. Ông chú mục vào 2 chỉ tiêu chính: tỷ trọng hàng tồn kho trên doanh thu và tỷ trọng nợ trên vốn góp cổ đông. Graham từ chối đầu tư vào các công ty có nợ nhiều hơn vốn cổ đông. Ông cũng tin rằng có thể tìm ra những công ty mà giá trị ròng của nó không phản ánh qua giá trị cổ phiếu.

Buffett hấp thu những tư tưởng này của Graham, cũng như của Phillip Fisher - một nhà đầu tư rất thành công. Ông này quan tâm đến trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua các tài khoản và tỷ lệ tồn kho. Fisher có một nguyên tắc mà Buffett không bao giờ quên: Nhà đầu tư vào một công ty nào đó chỉ nên làm hậu thuẫn cho các nhà quản lý giỏi của công ty, chứ không được tự mình quản lý công ty đó.

Ở tuổi 25, Buffett đã thuyết phục thành công hàng xóm của mình ở Ohama góp 100.000 đôla (tương đương với 1 triệu đôla giá hiện tại) vốn đầu tư với mình. Ông thỏa thuận với các đối tác là sẽ mang lại ít nhất 6% lãi, và ông sẽ được hưởng 25% trên số lãi vượt mức 6% này.

Trong một bức thư gửi các đối tác, ông viết: “Tôi không thể cam đoan về kết quả đầu tư với các ông, nhưng tôi có thể và xin cam đoan rằng: (i) các khoản đầu tư của chúng ta sẽ được lựa chọn trên cơ sở giá trị; (ii) mô thức đầu cơ của chúng ta sẽ cố gắng làm giảm thiểu thua lỗ vốn vĩnh viễn (chứ không phải thua lỗ danh nghĩa trong ngắn hạn)”.

Buffett đã mang lại cho các đối tác hơn 6% lợi nhuận. Những đối tác đầu tiên này đều đã trở thành triệu phú. Ước tính có đến 52 người ở ở Ohama đã thành triệu phú nhờ đầu tư với Buffett trong một vài năm đầu tiên.

Tuy nhiên, năm 1969, Buffett quyết định thời vận của mình đã chấm dứt, trong bối cảnh thị trường chứng khoán trở nên nóng bỏng trong suốt thập kỷ 60, làm cho nhiều loại chứng khoán trở nên quá đắt đỏ. Ông rút lui khỏi thị trường và phải khổ sở với hiện thực là hầu như không còn đầu tư chứng khoán nữa.

Sự rút lui này quả là đúng lúc, và ông đã không bị mất tiền trong cơn suy thoái của thị trường năm 1973-74. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mua chứng khoán với giá thấp cho đến tận cuối năm 1974.

Khi Buffett trở lại thị trường, ông nói cảm giác lúc đó “như một gã đàn ông lạc vào chốn cấm cung toàn phụ nữ”, khi có quá nhiều cơ hội. Tất cả những khỏan đầu tư mới sau này, chủ yếu là ngành truyền thông, đều rất thành công.

Có thể lý giải một phần động cơ đầu tư của ông vào ngành truyền thông là bắt nguồn từ truyền thống gia đình (cha và ông của Buffett đều là những nhà sản xuất, biên tập báo chí). Nhiều trong số ý tưởng đầu tư của ông cũng bắt nguồn từ cái gốc gác dân “tỉnh lẻ” của mình. Ông ghét những công ty nào hay thay đổi cái hay cách thức họ đang làm. Sự ổn định là một dấu cộng. Những cái tên lớn ở Mỹ cũng vậy. Vì thế 2 trong số những khoản đầu tư thành công của ông là Coca Cola và Walt Disney, 2 biểu tượng của Mỹ.

Nhìn từ khía cạnh tâm lý học thì Buffett là một con chiên của chủ nghĩa hình thái. Ông nhấn mạnh rằng bạn phải tập trung vào các ưu điểm của một công ty trong một khối tổng thể, thay vì chỉ nhìn vào, ví dụ, cái giá mà mình sẽ thu được khi chia nhỏ và bán các tài sản khác nhau của nó.

Một trong những ví dụ về tư tưởng này là việc ông đầu tư vào American Express. Năm 1982, hãng này bị thua lỗ lớn vì vướng vào một vụ tai tiếng liên quan đến dầu trộn salad. Giá cổ phiếu của nó giảm mạnh từ 62 USD xuống còn 35 USD. Thiên hạ đồ rằng hãng này sắp bị phá sản, và báo chí thì liên tục đổ thêm dầu vào lửa.

Buffett nhìn sự việc lạnh lùng hơn. Ông phân tích các ngành kinh doanh cơ bản của hãng này – du lịch, thẻ tín dụng, séc lữ hành. Những lĩnh vực này không bị ảnh hưởng bởi vụ tai tiếng trên. Là một người theo chủ nghĩa hình thái, ông nhìn toàn bộ hãng và cho rằng nó vẫn tốt. Thị trường đã quá hoảng sợ và phóng đại mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Ông đã mua rất nhiều cổ phiếu của hãng này và trong vòng ít năm, giá của nó đã tăng từ 35 USD lên 189 USD.

Một trong những tư tưởng chính của Warren Buffett là cuối cùng thì giá trị thực của cổ phiếu sẽ được phản ánh qua giá thị trường. Thủ thuật ở đây là phải nhìn ra được giá trị thật của nó trước người khác, rồi mua rẻ - và sau đó phải sẵn sàng chờ đợi thời cơ. Tất nhiên nhìn ra được giá trị thực của cổ phiếu không phải đơn giản vậy - và ông không bao giờ tiết lộ các phép tính chi tiết ông sử dụng để đánh giá giá trị thực của một công ty và dự đoán giá của nó sẽ lên đến bao nhiêu.

Tuy vậy, cũng cần biết rằng Buffett có một số kiêng kỵ. Ông thừa nhận rằng có “vận đen” trong một số ngành như bán lẻ. Gốc gác “nhà quê” cũng làm ông rất lo ngại với cổ phiếu nông nghiệp vì ông biết rõ là nhà nông thường có mức tồn kho lớn, một điều mà Graham tối kỵ.

Khi đã trở thành người nổi tiếng, Buffett luôn nhấn mạnh sự bình dị của mình. Ông sống ở Ohama trong ngôi nhà ông mua từ những năm 50. Dưới đây là một trong số những phương châm của ông được nhắc đến nhiều nhất:

- Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền

- Nguyên tắc 2: Không bao giờ được quên nguyên tắc 1

Và một câu nói mang tính tôn giáo: “Thị trường như Chúa cứu giúp những ai tự cứu giúp mình. Nhưng khác với Chúa, thị trường không tha thứ cho những ai không biết phải làm gì”.

Những câu nói trên củng cố thêm hình ảnh bình dị của Buffett như bất kỳ một người Mỹ bình thường nào khác. Tuy vậy, nhiều người biết rõ đây là một hình ảnh bị bóp méo đôi chút. Không phải ngẫu nhiên có tác giả đã đặt tên cho cuốn sách của mình về Buffett là “The Midas Touch” (tạm dịch: “Cái chạm của Midas”).

Những nguyên tắc đầu tư của Buffett xem ra có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được chúng thì phải có toàn bộ sự nhiệt thành, cam kết, và sự tập trung cao độ vào thị trường, một năng lực tính toán hơn người, và sự tiếp cận với những thông tin mà bình thường là điều bất khả đối với những ai ít có các quan hệ


Donald Trump, nhà đầu tư bất động sản tầm cỡ của Mỹ

Bài gửi by namtommy on Mon Aug 10, 2009 5:21 pm

Ở Mỹ, ít người không biết tới ông trùm bất động sản Donald Trump với mái tóc luôn được chăm sóc tỉ mỉ như một nghệ sỹ thực thụ.

Được thừa hưởng truyền thống kinh doanh của gia đình và những khả năng hoạch định các chiến lược thiên bẩm, Donald Trump nhanh chóng khẳng định được tên tuổi trên thị trường bất động sản đầy tiềm năng nhưng cũng không ít áp lực cạnh tranh của Mỹ.

Theo thời gian, bằng tầm nhìn xa trông rộng và luôn biết chớp thời cơ một cách đúng lúc, các dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực mà trong đó chủ yếu là lĩnh vực bất động sản của Donald Trump liên tục thành công và thu về những khoản lợi nhuận kếch xù. Tới nay, theo số liệu thống kê của Tạp chí Forbes, tổng số khối tài sản cá nhân của Donald Trump đã lên tới 2,9 tỷ USD, đưa ông trở thành một trong những doanh nhân giàu nhất thế giới.

Sự nghiệp kinh doanh của Donald Trump sớm được bắt đầu từ những dự án bất động sản quy mô nhỏ của gia đình. Sau khi được thừa hưởng một doanh nghiệp bất động sản nho nhỏ của người cha, Donald Trump đã không chỉ tiếp tục phát triển thành công nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà hơn thế nữa còn lan tỏa sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như lĩnh vực giải trí, truyền thông và mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực...

Nối nghiệp gia đình

Những thành công có được ngày nay của Donald Trump có một phần ảnh hưởng không nhỏ từ truyền thống kinh doanh của gia đình. Là thế hệ thứ ba tiếp tục sự nghiệp kinh doanh, trước khi Donald Trump kế tục sự nghiệp, ông nội của cậu từng là một doanh nhân chuyên kinh doanh bất động sản.

Do ông nội qua đời sớm, bố của Donald Trump - Fred C. Trump cũng sớm phải tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình tại các dự án xây dựng các khu nhà ở ngoại vi New York. Chính ông Fred C. Trump cũng là người đã sớm phát hiện ra những nguồn lợi bất tận trong lĩnh vực bất động sản nhưng lại chưa thực hiện được.

Có thể nói, cả thế hệ ông và cha của Donald Trump đều chưa gặt hái được những thành công lớn trong lĩnh vực bất động sản nhưng đó lại trở thành những bài học đầu đời góp phần xây dựng lên những phẩm chất kinh doanh bậc thầy cho Donald Trump sau này. Sinh ngày 14 tháng 6 năm 1946 tại Queens, New York, Mỹ, Donald Trump sớm được gia đình tạo điều kiện học tập rất tốt để nối nghiệp gia đình.

Năm 13 tuổi, khi còn đang học tại trường trung học Kew-Forest School tại Forest Hills, Queens, Donald Trump được bố gửi vào Học viện quân sự New York với hy vọng đây sẽ là một môi trường tốt tôi luyện cho cậu con trai có được tính quyết đoán và một nghị lực phi thường.

Điều đáng nói là ngay từ khi còn học tại Kew-Forest School và cả khi đã vào Học viện quân sự New York, kết quả học tập của Donald Trump luôn chỉ đạt mức trung bình. Khác với sự cần mẫn thường thấy ở các bạn học cùng lớp, hầu như Donald Trump không mấy khi để ý tới học tập mà thay vào đó, cậu luôn dành thời gian cho những hoạt động thực tế mang tính cạnh tranh cao như chơi bóng đá. Donald Trump từng tham gia đội bóng của trường với vai trò là đội trưởng và từng được vinh dự nhận danh hiệu Coach's Award, Senior Year.

Dưới sự định hướng của gia đình, tốt nghiệp Học viện quân sự New York, Donald Trump thi vào học Đại học Fordham và sau đó là trường tài chính Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Tới năm 1968, tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân trong tay, Donald Trump quay về làm việc cho các dự án bất động sản của bố.

Trong khoảng thời gian làm việc cùng với bố tại văn phòng đặt tại Sheepshead Bay, Brooklyn, New York, Donald Trump từng trực tiếp tiến hành nhiều dự án đầu tư nhỏ và thu được một số thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong khoảng thời gian này là Donald Trump đã học được những kinh nghiệm, những mánh lới cơ bản trong nghề kinh doanh bất động sản.

Chính Donald Trump sau này từng nói “bố tôi là người thầy quan trọng nhất trong sự nghiệp kinh doanh của tôi và may mắn của tôi là sớm học được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết nhất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản”. Đáp lại những nỗ lực của bố, Donald Trump luôn chứng minh được tài năng thông qua không ít các dự án đầu tư do chính cậu thực hiện.

Nhận xét về cậu con trai mình, ông Fred C. Trump không quá lời khi khẳng định “một phần không nhỏ trong số các dự án của tôi đều do con trai tôi thực hiện và với Donald Trump thì mọi thứ nó động vào sẽ đều có thể biến thành vàng”.

Thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Sau đúng 5 năm làm việc tại các dự án của bố, thấy những khoản lợi nhuận kiếm được không tương xứng với điều kiện công việc và triển vọng của các dự án, Donald Trump quyết định sẽ tự mình sẽ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh để phát triển theo hướng riêng có hiệu quả và thu nhiều lợi nhuận hơn. Từ khoản vốn được thừa kế từ gia đình, năm 1971, Donald Trump tới Mahattan tìm cơ hội đầu tư.

Để tạo được dấu ấn cho các dự án đầu tư và chiếm lòng tin với đối tác cũng như khách hàng, Donald Trump thành lập nên doanh nghiệp bất động sản mang tên Trump Organization. Bằng bản năng nghề nghiệp kết hợp với những tính toán quyết đoán có phần liều lĩnh của mình, bất chấp nguồn vốn vẫn còn hạn chế, sau khi đặt chân tới Mahattan, Donald Trump mua ngay một khu đất bỏ hoang tại khu vực dọc bờ sông Hudson và đưa vào xây dựng thành những khu chung cư cao cấp Trump Place.

Nhờ những khoản đầu tư mạnh vào khâu thiết kế với phong cách nhà ở hiện đại, Trump Place đánh đúng vào nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng nên dù giá bán cao hơn những căn hộ trên thị trường nhưng những khu chung cư nhiều tầng của Donald Trump vẫn bán rất chạy. Đây là dự án đầu tiên mang lại thành công lớn cho Donald Trump và cũng là nguồn động lực thúc đẩy ông tiếp tục có những quyết định lớn hơn, táo bạo hơn.

Trên cơ sở thành công ban đầu, Donald Trump từng bước đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, đầu tư xây căn hộ chung cư cao cấp đồng thời bắt đầu tính tới các dự án đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại. Nhằm huy động nguồn vốn cho các dự án, bên cạnh những khoản thế chấp vay ngân hàng, Donald Trump còn tìm kiếm được những đối tác nhiều tiềm năng như các nhà đầu tư tầm cỡ thuộc dòng họ Pritzker.

Một trong những dự án đầu tư lớn đánh dấu tên tuổi của Donald Trump trên thị trường bất động sản đáng phải nhắc tới là khu trung tâm Trump Tower với quần thể bao gồm 68 tầng, trong đó có cả những căn hộ cao cấp phục vụ nhu cầu nhà ở và kinh doanh.

Song song với đó, Donald Trump nghiên cứu mở rộng đầu tư sang lĩnh vực khách sạn. Một mặt ông tìm cách thâu tóm khách sạn St. Moritz Hotel, Commodore Hotel (nay là Grand Hyatt Hotel) rồi đầu tư cải tạo thành những khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới. Mặt khác, Donald Trump trực tiếp đầu tư mua đất xây dựng khách sạn Trump International Hotel and Tower. Đây là khu quần thể bao gồm phần lớn là dịch vụ khách sạn kết hợp với các gian hàng cho thuê bán những sản phẩm nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Trên quan điểm sang trọng nhưng phải độc đáo, Donald Trump thuê kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Philip Johnson về đảm trách khâu thiết kế công trình. Nhờ đó, khi đưa vào hoạt động, Trump International Hotel and Tower được bình chọn là một trong 3 khách sạn của Mỹ đạt tiêu chuẩn 5 sao cho cả dịch vụ khách sạn và nhà hàng. Đây cũng là một trong số ít những khách sạn được tặng giải thưởng Five Star Diamond Award của Tổ chức American Academy of Hospitality Services.

Có thể nói chuỗi thành công của Donald Trump luôn tăng theo số tuổi của ông và càng về giai đoạn sau, thành công càng lớn hơn. Ở hầu hết các trung tâm kinh tế lớn nhất của Mỹ, Donald Trump đều lần lượt góp mặt với những tòa cao ốc sang trọng hàng đầu thế giới trị giá từ hàng triệu tới hàng trăm triệu USD như Trump World Tower, 555 California Street, The Trump Building, Trump Entertainment Resorts, Trump International Hotel and Tower, Trump Park Avenue...và tạo nên khối tài sản khổng lồ 2,9 tỷ USD.

Khẳng định thành công tên tuổi tại thị trường bất động sản trong nước, Donald Trump tập trung hướng tầm mắt ra thị trường bất động sản thế giới. Chỉ dưới một thương hiệu duy nhất và uy tín nhất Trump International Hotel and Tower, Donald Trump đã tiến ra được thị trường Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập thống nhất. Theo dự tính, trong năm 2008 và 2009, một số dự án Trump International Hotel and Tower Panama, Toronto, Honolulu.

Là một doanh nhân nhưng lại là một người rất đam mê nghệ thuật điện ảnh, Donald Trump từng tham gia vào khâu sản xuất của rất nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Home Alone 2, Lost in New York, The Nanny, The Fresh Prince of Bel-Air, Days of Our Lives. Năm 2001, ông còn tham gia chương trình Da Ali G Show cùng với Sacha Baron Cohen.

Tới năm 2003, ông còn được mời đảm nhiệm cương vị Giám đốc sản xuất kiêm người dẫn chương trình The Apprentice của kênh truyền hình NBC. Đặc biệt, Donald Trump liên kết với kênh truyền hình NBC xây dựng lên Tổ chức Miss Universe Organization chuyên tổ chức chương trình Hoa hậu hoàn vũ, Hoa hậu Mỹ và Hoa hậu thiếu niên Mỹ.

Khó khăn và những bí quyết kinh doanh

Nhìn vào chuỗi những thành công mà Donald Trump đã có hiện nay, hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng con đường đi tới vinh quang của ông là rất bằng phẳng. Tuy nhiên, trên thực tế, để có được mỗi bước thành công đó, Donald Trump đã từng phải trải qua không ít những khó khăn mà chỉ có Donald Trump mới đủ tài trí để vượt qua.

Từ những khó khăn về tài chính cho tới những núi nợ khổng lồ đều đã từng đè nặng lên đôi vai Donald Trump, mặc dù vậy, tất cả đều có một điểm chung là chưa có khó khăn nào hạ gục hẳn được ông mà tất cả chỉ có thể làm ông lùi một bước rồi lại tiến thêm những bước dài hơn.

Một trong số những thất bại đáng nói nhất của Donald Trump là vào thời điểm năm 1990, do tác động của sự suy thoái trên thị trường bất động sản, khoản nợ 1 tỷ USD của Donald Trump vay Taj Mahal với lãi suất cao để đầu tư vào dự án xây dựng sòng bạc đã tăng lên rất nhanh. Tới năm 1991, khoản nợ hầu như không có khả năng thanh toán và Donald Trump đã phải tuyên bố phá sản.

Liên tiếp những năm sau đó, Donald Trump còn phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề khó khăn về tài chính và các khoản nợ lớn tại dự án Trump Plaza Hotel, Trump Hotels & Casino Resorts, Trump Entertainment Resorts Holdings. Thậm chí, có thời điểm, khoản nợ của Donald Trump lên tới con số gần 2 tỷ USD. Trong tất cả những tình huống khó khăn đó, Donald Trump, bằng những tính toán mang tầm chiến lược của mình, đều có được những cách giải quyết hòa hoãn tối ưu thông qua đàm phán để thoát hiểm.

Nổi tiếng với tài năng kinh doanh, khả năng đàm phán và tính quyết đoán, khép lại chuỗi thành công trên thương trường, mong muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm kinh doanh quý báu của mình cho mọi người và đặc biệt là thế hệ trẻ, Donald Trump dành thời gian viết nhiều cuốn sách như tham khảo nghệ thuật kinh doanh và bán rất chạy như cuốn “Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh”, “Nghệ thuật sống sót trong kinh doanh”, “Làm giầu như thế nào”, “Những điều bạn cần biết về thành công, bất động sản và cuộc sống”, “Những lời khuyên quý báu tôi luôn ghi nhớ”, “Những lời khuyên quý báu cần ghi nhớ khi kinh doanh bất động sản” và mới đây nhất là cuốn “Trump không bao giờ bỏ cuộc và cách biến những khó khăn thành thành công”.

Với tài năng, uy tín và tấm lòng hảo tâm của mình, ông còn thành lập lên quỹ từ thiện Trump Foundation đồng thời nắm giữ chức vụ đồng Chủ tịch của Quỹ từ thiện cựu chiến binh New York - Việt Nam
Enlarge this imageReduce this image


Sự tự kiêu và bài học kinh doanh từ Alexander đại đế

Bài gửi by namtommy on Mon Aug 10, 2009 5:41 pm

Tài năng xuất chúng thường đi kèm với tính tự kiêu và chính điều này đã khiến nhiều CEO đánh mất đi thành quả mình đã gây dựng được. Lời tựa của cuốn sách Power Ambition Glory có câu: “Tôi luôn tin khả năng của con người là vô hạn”. Đây là câu nói nổi tiếng của Alexander đại đế, vị vua trẻ tài ba của thế giới cổ đại.

Cuốn sách này tập hợp nhiều bài học từ những nhà lãnh đạo cổ đại và ngày nay mà các doanh nhân có thể áp dụng của hai tác giả Steve Forbes and John Prevas (đoạt giải sách viết về doanh nhân năm 2009).

Alexander: Nhà quân sự đại tài hay một CEO biết chia sẻ

Trong số những câu chuyện về thành công trong chiến sự thời cổ đại có thể kể đến Alexander đại đế, vị vua trẻ tài ba của đế chế Macedonian (336 – 323 TCN) lừng lẫy một thời.

Alexander là người rất tự tin, tài năng và có khả năng lãnh đạo quân đội tốt. Chính điều này đã giúp ông chinh phạt gần như toàn bộ thế giới cổ đại mà ông biết lúc bấy giờ. Những người La Mã đã tôn vinh ông bằng hai từ "đại đế" với những gì ông đạt.

Trong văn chương hay điện ảnh, Alexander được miêu tả là một người đàn ông trẻ thành công trong quân sự nhất thời cổ đại trước khi ông mất vào năm 33 tuổi và đã đem đến Hy Lạp nền văn minh "barbarians" của phương Đông.

Nước Mỹ cũng có một lượng lớn thanh thiếu niên ưa thích hình ảnh Alexander, họ coi ông như một thần tượng của giới trẻ. Cuộc đời ngắn ngủi của vị vua này và những vinh quang ông đạt được đã trở thành hình ảnh đẹp trong lòng giới trẻ Mỹ, họ muốn được tự do như ông và thoải mái mơ ước.

Sinh ra trong một gia đình hoàng tộc của Macedonia vào thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, ông nhanh chóng bộc lộ những tố chất của một nhà lãnh đạo quân sự đại tài khi mới 16 tuổi và có trận đánh lớn thành công năm 18 tuổi. Hai năm sau, Alexander chính thức lên ngôi vua của Macedonia khi mới 20 tuổi và chinh phục toàn cõi trung đông (tương đương 1/2 thế giới lúc đó) vào năm 26 tuổi. Nhưng ông đã chết ngay trước thềm sinh nhật lần thứ 33, một cái chết đến quá nhanh.

So sánh với một CEO ở thời nay, Alexander là một nhà lãnh đạo hiệu quả, thành công, và rất phong lưu. Ông sẽ xuất hiện trên trang đầu của những tờ báo thương mại, làm lóa mắt cả khu Wall Street bởi sự quản lý tài tình của mình, và bên trong ấy còn có cả sự ngưỡng mộ lẫn sự khiếp sợ của các nhà đầu tư của ông, các giám đốc quản lý, các đối tác bởi sự kiến nhẫn đến liều lĩnh và phong cảnh quản lý dám đương đầu.Alexander là ông chủ của mọi tập đoàn, đứng trên vô khối giám đốc khác.

Dù là trong kinh doanh hay làm chính trị, Alexander đều nắm giữ quyền lực tối cao, áp đặt sự chỉ đạo và luôn luôn dẫn đầu. Những nhà đầu tư có cổ phần trong tập đoàn của ông đều yêu thích ông vì những lợi nhuận họ có được nhờ ông.

Phong cách lãnh đạo của Alexander cho thấy ông là một người tài năng, kiên định và có khả năng thuyết phục các nhân viên làm bất cứ điều gì mà ông muốn.

Ông sẵn sàng trả mọi chi phí nếu thấy cần thiết để đạt được mục tiêu của mình là đứng trên đỉnh thế giới. Trong những năm đầu kinh doanh, Alexander nhận thấy rằng thành công không thể đến khi không có chi phí.

Con đường dẫn đến thành công là rất chông gai và yêu cầu phải có nhiều sự hi sinh. Alexander có thể kết nối với những người dẫn đầu bởi ông tỏ ra rất quyết tâm, tự tin vào sự khả thi của các dự án, và tạo ra hứng thú, niềm đam mê từ những gì anh làm.

Là CEO của công ty mình, Alexander luôn muốn tham gia vào mọi hoạt động ở mọi cấp độ của công ty, ông tin vào khả năng lãnh đạo của mình. Dù khi ông chỉ huy các nhân viên vượt khó khăn hay những chiến binh vượt qua các sa mạc, núi cao, ông cũng truyền cảm hứng cho họ và luôn khen ngợi lòng can đảm của họ cũng như những nỗ lực mà họ thực hiện.

Việc ông sẵn sàng có mặt ở tuyến đầu của mọi cuộc hành quân, không bao giờ đòi hỏi ở những người dưới quyền mình nhiều hơn những gì ông sẵn sàng cho chính là điều giữ cho đạo quân của ông tuân phục ông lâu đến thế.

Trong một lần hành quân qua sa mạc thuộc vùng Tây Ấn, nhiều lính của Alexander đã chết khát nhưng họ vẫn chắt những giọt nước cuối cùng từ những cái bi đông đựng nước của mình để cứu chủ nhân. Nhận một nắp đầy nước từ tay những người lính của mình, ông hắt xuống cát và nói: "Ta sẽ chia sẻ số phận với các người".

Thật kỳ diệu, Alaxander đã vượt được sa mạc cùng với rất nhiều người lính trung thành của mình.Bài học lãnh đạo ở đây là lòng trung thành chính là động cơ để giành được thắng lợi, thậm chí còn có thể thay đổi cả thế giới.

Tính kỷ luật của bản thân và cái giá của việc đánh mất nó

Về điểm này, nó có thể là một ví dụ hay một câu châm ngôn cho bài học về sức mạnh và sự thành công đối với bất kì ai. Mặt trái của sự thành công là thiếu tính kỷ luật. Cùng một cách để giành sự chiến thắng, Alexander đề cao quyền uy và sự giàu có để có thể dễ dàng chinh phục các mục tiêu. Nhưng kỉ luật trong quân đội của Alexander cũng rất có chất “thép” và để đạt được điều này chính ông cũng là một người rất kỉ luật.

Linda Wachner là một ví dụ về sự thiếu tính tự kỷ luật với bản thân và kiêu ngạo trong khâu lãnh đạo. Bà là người đã biến những cửa hàng bán lẻ quần áo trở thành một tập đoàn may mặc lớn mang tên Warnaco vào năm 1986. Giống như Alexander, CEO của Warnaco là người tài ba và vô cùng năng nổ, đã xây dựng nên một đế chế hùng mạnh của riêng mình nhưng bà lại không giữ được thành quả lâu dài.

Trong suốt thời kì hoàng kim của mình, Wachner đã nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh của công ty mình. Warnaco từng là một thương hiệu lớn, sang trọng và sở hữu những thương hiệu như Chaps của nhà Ralph Lauren, Calvin Klein jeans, đồ lót Speedo và Olga với hơn 50.000 đại lý phân phối trên toàn cầu. Doanh thu của các sản phẩm đồ lót cũng như quần jeans đạt 1.95 tỉ USD vào năm 1998 - 1 con số đáng mơ ước.

Nhưng Wachner là người luôn cảm thấy rất "đói" tiền, cùng với việc lạm dụng phong cách quản lý có phần kiêu ngạo, bà đã khiến chính công ty của mình ngày càng đi xuống. Bà luôn muốn tự mình lái con tàu đi theo sự tài năng của mình.

Trong thời hoàng kim của mình, truyền thông miêu tả Watchner như một người khó ăn hiếp, một bà sếp giữ lời, một người làm bạn an tâm, người đã được lòng tin từ các nhà đầu tư bằng cách cắt những giao dịch thừa và xây dựng một thương hiệu vững bền mang lại hàng tỉ đồng lợi nhuận.

Giống như Alexander được người La Mã gọi là "đại đế", báo chí và các nhà đầu tư cũng dành những mỹ từ ca ngợi Wachner. Bà trở thành một trong những người có thu nhập cao nhất thời kì đó, với việc đút túi 158 triệu USD mỗi năm, chưa tính các khoản lãi suất, cổ tức, và những cổ phiếu đặc biệt trong giai đoạn năm 1993 - 1999. Linda Wachner đã trở thành nữ quản trị viên cấp cao đầu tiên điều hành một cơ sở có tên trong danh sách 500 công ty mạnh nhất của Mỹ.

Nhưng trong khi mải mê chạy đua mua các cơ sở cạnh tranh với mình, Warnaco đã biếng nhác trong việc phát hiện xu hướng mới nơi đám đông tiêu dùng. Sản phẩm của Warnaco dần dần không còn sức hút người mua nữa. Giới trẻ từng mê mẩn với sản phẩm Calvin Klein trong những năm đầu thập niên 90 nay đã trưởng thành hơn, nhưng lại không có hàng CK mới phù hợp cho họ.

Năm 2000, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, thị phần của Warnaco về quần áo lót nữ ở Mỹ đã thua kém hẳn thị phần của các đối thủ như Intimate Brands (thương hiệu Victoria’s Secret), Banana Republic (của nhà Gap), VF Corp (thương hiệu Vanity Fair).

Wachner rất tự tin vào chìa khóa thành công của mình và bỏ qua nhiều lời khuyên của những cán bộ có uy tín hay thuộc cấp nhiệt huyết. Kết quả là thương hiệu của bà tại các cửa hàng bán lẻ ngày một xuống thấp và rớt giá trầm trọng. Trong mắt khách hàng, thương hiệu Warnaco đã trở nên mờ nhạt hơn và Wachner buộc phải bán đi Calvin Klein để cứu vãn tình hình. (Về sau này thì Calvin Klein đã phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành đối thủ của chính Warnaco).

Giống như Alexander, Wachner đã chiến thắng rất nhiều. Nếu không có biến cố gì, Warnaco Group định giữ Calvin Klein lại đến tận năm 2044, nhưng hoàn cảnh đã thay đổi và Klein đã trở thành kẻ thù số 1 của Wachner. Mặc dù Wachner khẳng định nhân viên và các nhà đầu tư vẫn có được những kết quả tốt nhưng sự thật là thu nhập năm 2000 của Warnaco chủ yếu là từ các khoản mà Wachner đi vay.

Dù có nỗ lực đến đâu đi nữa, Warnaco cũng không thể tránh được những thất bại. Công ty đã thua lỗ 334 triệu USD, tổng số nợ khó thanh toán của Warnaco lên đến 3 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 5 trong năm 2000 và phải nộp đơn bảo hộ phá sản theo quy định của luật phá sản thuộc chương 11.

Thậm chí công ty này trở nên nổi tiếng từ vụ phá sản vào tháng giêng năm 2003. Wachner đã bị giải thể nhưng đó vẫn chưa hẳn là tất cả. Wachner đã phải bán đi 22% số cổ phiếu trong công ty của bà và vay 25 triệu USD trong giai đoạn này. Đối mặt với các cáo buộc của nhà đầu tư gửi đến SEC, bà đã phải thỏa hiệp và hai năm sau phải trả nộp phạt cho SEC số tiền 12,85 triệu USD.

Trong một lời bình luận cuối cùng về kết cục Warnaco từ một trong những thuộc cấp cũ của Wachner trên tờ New York Times đã nói rằng "Bà chính là nguyên nhân chính khiến công ty thất bại. Có nhiều nét thiên tài, nhưng chính bà cũng không giữ được một tập đoàn doanh thu 2 tỉ USD".

Bài học từ Alexander

Khi Alexander đến châu Á, gần khu vực thành Troy cổ, ông đã thăm đền thờ thần Athena và cỗ xe bọc sắt từ thời cuộc chiến thành Troy. Mùa xuân năm 331 trước Công nguyên, Alexander đi thăm Ai Cập. Khi đến thăm đền thờ thần Amon-Ra (thần Mặt trời), ông cũng coi thần Amon-Ra là cha của mình. Người dân Ai Cập cúi đầu thuần phục.

Khi đến thăm Pasargadae - thành phố hoàng gia của triều đại Archaemenid, ông phát hiện ra rằng phần mộ của Cyrus đại đế đã bị mất đi vẻ thiêng liêng. Ông yêu cầu phải giữ gìn và bảo vệ phần mộ đó.

Bài học lãnh đạo ở đây là mỗi người cần một người anh hùng, thậm chí một nhân vật anh hùng như Alexander Đại đế. Chọn và noi gương những người anh hùng vĩ đại và cho mọi người biết họ là ai và tại sao lại ngưỡng mộ họ. Cũng cần tôn trọng và học hỏi những người tiền nhiệm. Các nhà lãnh đạo biết rút kinh nghiệm và học hỏi từ những người tiền nhiệm, sẽ được mọi người nể trọng. Và Alexander đã làm được điều này.

Alexander là một ví dụ về bài học lãnh đạo trong thời đại ngay nay. Thành công rồi thất bại không chỉ là chuyện trên thương trường mà cả ở lĩnh vực chính trị, giải trí và thể thao chuyên nghiệp. Một đế chế có thể sụp đổ nếu như người lãnh đạo không tập trung vào lĩnh vực quan trọng nhất và chăm sóc nó tốt.

Khá nhiều các chủ doanh nghiệp và CEO ngày nay có trình độ năng lực cao và thành công khi có được tầm nhìn xa và giữ được thương hiệu bằng việc không tự thỏa mãn. Những vụ phá sản gây chấn động thế giới ngày nay là những bài học kinh điển cho nhiều người làm kinh tế nhìn vào và suy ngẫm.

Alexander là người tài năng nhưng đồng thời ông cũng rất “biết người biết ta”. Những nhà lãnh đạo như Alexander ngày nay không nhiều. Họ tin rằng họ là người giỏi nhất. Họ dừng việc học hỏi, lắng nghe và quan sát.

Họ trở thành một người cứng nhắc, ưa thích quyền lực và không có tầm nhìn xa và không lắng nghe những quan điểm của cấp dưới về chiến trường cũng như trên thương trường. Khi có chuyện xảy ra, tập đoàn của họ sẽ không thể gượng dậy vì mọi chuyện đã quá muộn!
Về Đầu Trang Go down
https://manredcafe.forumvi.com
 
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán:
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thị trường chứng khoán
» CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG KHOÁN
» Tổng hợp sách về Kinh Tế
» Tuyển tập truyện ngắn hay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Manredcafe :: Học hành :: Kinh tế :: Thị trường chứng khoán-
Chuyển đến